Phương thức chiến đấu Mikoyan-Gurevich Ye-8

Thời đại tên lửa có điều khiển của MiG bắt đầu.

Năm 1959, đối với không quân Liên Xô có một sự kiện lịch sử. Tướng Ivan Pstưgo (Иван Пстыго, sau này là Nguyên Soái, tư lệnh Không Quân) kết thúc giai đoạn thử nghiệm và đưa vào trang bị máy bay MiG-21F chiến thuật, đánh dấu việc không quân Liên Xô bắt đầu thời đại đối không bằng tên lửaradar (máy bay này là mẫu thử YE-6 không lắp bào khí dùng hai tên lửa. Liên Xô lúc đó dựa vào ba loại tên lửa không đối không chính: tên lửa hướng radar bán chủ động được ưu tiên nhất, tên lửa tầm quang được đầu tư phát triển lớn và trang bị rộng nhưng đây là hướng bế tắc sau này, tên lửa tầm nhiệt đang nghiên cứu). Phòng thiết kế OKB-155 lúc đó thuộc Ủy ban Thiết bị Hàng không (hay được viết tắt tiếng Nga là ГКАТ) do Mikhoyan lãnh đạo. Bất chấp khối lượng công việc rất lớn khi bắt đầu tổ chức sản xuất hàng loạt máy bay mới, vẫn tiến tới việc phát triển một mẫu máy bay chiến đấu ưn thế. Phòng thiết kế tiến hành tạo mới song song một số mẫu máy bay có yêu cầu chung: diệt mục tiêu trên không, hạng nặng, tốc độ cao. (Nên hiểu mức độ của từ "hạng nặng" lúc mà yêu cầu máy bay không chiến vẫn còn nhỏ nhẹ).

Tuy nhiên, đó mới là kết cấu trung gian.

Về quan điểm kỹ thuật, MiG-21F là máy bay sử dụng phương pháp không chiến dựa trên radartên lửa có điều khiển, là lớp máy bay chiến đấu trên không phản lực thứ 2, khác biệt lớp thứ nhất mà dòng MiG có hai máy bay MiG-15MiG-17. (MiG-19 là máy bay đa năng, fighter, "máy bay cường kích", nó không phải là máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp và vì những lý do sau, nó chiến đấu trên không không tốt.) Về quan điểm chiến thuật, máy bay MiG-21 vẫn phải bắn trong góc hẹp tầm ngắn, vẫn là máy bay Dogfight. Cách đánh này không khác gì của MiG-15, MiG-17 và hoàn toàn khác FBV của MiG-25. Vậy, thực chất MiG-21 là máy bay phản lực không chiến thế hệ 1,5 của Liên Xô, máy bay trung gian giao thời.

Dogfight

Những vấn đề khí động không còn là mục tiêu quan trọng nhất nữa. Từ khi có máy bay, những nỗ lực khí động, công suất cánh quạt hay lực đẩy phản lực, động cơ... đến thời điểm YE-8 ra đời, luôn là những vấn đề lớn nhất mà các nhà chế tạo thân cánh, máy bay... quan tâm. Nhắc lại một lần nữa, các MiG-21 là máy bay trung gian. Chúng vẫn sử dụng cách đánh dogfight, phương pháp chiến đấu tiêu diệt mục tiêu trên không bằng cách đặt địch vào đường thẳng của phương bay, trước mũi ta và tránh để địch làm như vậy. Dogfight đạt ưu thế bằng tính linh hoạt của máy bay, bao gồm các đặc tính vòng bán kính hẹp, ít giảm tốc độ khi đổi hướng, tốc dộ leo cao và gia tốc trục dọc mạnh, tỷ lệ lực đẩy động cơ/khối lượng, tỷ lệ diện tích cánh/khối lượng, tầm mắt phi công... Những yêu cầu đó của ưu thế đòi hỏi máy bay có thiết kế khí động, động cơ ưu việt và quan trọng nhất là phải nhỏ, nhẹ. YE-6 riêng về khí động là nỗ lực nâng cao góc đón gió, góc giữa hướng máy bay và phương bay, tăng gia tải và khả năng bắn tên lửa tầm ngắn. Một đặc trưng của dogfight là cần những máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp, những máy bay có khả năng ném bom nặng nề khó linh hoạt nhào lộn hỗn chiến.

FBV

Tên lửa có điều khiển và các phương tiện quan sát, giám sát điện tử đã cho phép những thiết bị có đường bay tồi nhất bắn rụng những máy bay linh hoạt nhất. Cực đoan nhất có thể nói rằng, tên lửa điều khiển bằng radar, xuất phát từ những bệ phóng đất đối không không thể rời mặt đất được, nay đã nhỏ gọn và bắn rụng được máy bay với hiệu suất cao. Dễ hiểu nơn thì hình dung ra cách máy bay không chiến tiêu diệt mục tiêu trên không bằng tên lửa, thứ thiết bị bay linh hoạt hơn máy bay có người lái, xuất phát từ máy bay mang radar. Phương pháp chiến đấu ngày nay được gọi là FBV (fire beyond vision), bắn qua tầm nhìn. Sử dụng máy bay có phương tiện quan sát điện tử tốt hơn nhiều mắt phi công (lúc đó trọng tâm là radar không chiến). Diệt địch bằng thứ vũ khí linh hoạt và tầm xa hơn đại bác bắn nhanh NR30 là các tên lửa có điều khiển. Yêu cầu của FBV cần máy bay có khí tài quan sát mạnh và mang được tên lửa linh hoạt, tầm xa, tốc độ cao để địch không chạy được. Máy bay như thế quan trọng nhất là to mạnh. Như vậy, dogfightFBV mâu thuẫn nhau, cần hai kết cấu động lực cho máy bay diệt mục tiêu trên không khác nhau. Trước khi năng lực của máy tính đủ mạnh làm nảy sinh yêu cầu nhận dạng, radar có hai chức năng tìm kiếm và bám-ngắm bắn (search và track-lock).

Radar của MiG trước YE-8

Trong dòng MiG, radar được áp dụng dần dần. Ban đầu dùng cho mục tiêu chiến đấu mọi thời tiết, mức đầu tiên của FBV. Ban đầu, máy bay diệt mục tiêu trên không trang bị một radar ngắm bắn (track radar), đây là một radar có ăng-ten(antena) chảo và máy tính tương tự, sau khi phi công chiếu nó vào mục tiêu thì nó tự bám theo mục tiêu bằng cách ngoáy chảo theo chỗ phản xạ mạnh nhất, phi công phải phát hiện mục tiêu bằng mắt thường rồi mới bám bằng lock radar. Tiếp theo, tính năng tìm kiếm đạt được bằng một ăng-ten quét qua lại, thể hiện trên một màn hình có bộ nhớ sơ khai là chất huỳnh quang lưu ảnh (scan radar). Máy bay MiG-15P chiến đấu mọi thời tiết là giải pháp đầu tiên, mang ăng-ten bám-ngắm bắn đặt trong một mũ chụp tròn trên cửa hút gió. MiG-15bisP-SP-1 (МиГ-15Пбис-СП-1) và phiên bản không người lái là tên lửa Kometa có radar bám-ngắm bắn kiểu này. Máy bay MiG-9 cũ cũng có những cải tiến như vậy. Sau đó, vị trí này được dùng cho ăn-ten tìm kiếm rộng hơn chứ không tròn, mũ chụp trông như cái môi trên (của miệng người). Hai radar tìm và bám cùng được bố trí trên máy bay MiG-15bisP-SP-5 (МиГ-15Пбис-СП-5), radar tìm kiếm bố trí ở môi trên, radar bám-ngắm bắn chuyến xuống giữa cửa hút gió. MiG-21 có hai radar như vậy, dùng chung một màn hình thể hiện một chế độ, chuyển chế độ bằng công-tắc (switch). Khác với MiG-15bisP-SP-5, MiG-21 đặt hai ăng-ten trong một nắp đậy chung hình chóp.